Mục lục bài viết
- 1. Chấm dứt hoạt động đơn vị phụ thuộc là gì ?
1. Chấm dứt hoạt động đơn vị phụ thuộc là gì ?
- Chấm dứt hoạt động đơn vị phụ thuộc là việc ngừng hoạt động của các đơn vị hạch toán không có tư cách pháp nhân và phải tuân theo sự quản lý, chỉ đạo hoặc hỗ trợ của doanh nghiệp mẹ. Các đơn vị phụ thuộc bao gồm chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và đơn vị trực thuộc.
- Để chấm dứt hoạt động đơn vị phụ thuộc, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục pháp lý để chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị phụ thuộc. Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị phụ thuộc là một trong các giấy tờ sau:
+ Bản sao quyết định hoặc thông báo chấm dứt hoạt động đơn vị phụ thuộc
+ bản sao quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động với đơn vị phụ thuộc của cơ quan có thẩm quyền.
2. Chấm dứt hoạt động chi nhánh khi giải thể, phá sản doanh nghiệp
- 2. Chấm dứt hoạt động chi nhánh khi giải thể, phá sản doanh nghiệp
2.1 Chi nhánh là gì ? ( Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020)
- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2 Các trường hợp chấm dứt hoạt động chi nhánh
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh có thể xuất phát từ các căn cứ sau:
- Doanh nghiệp chủ động muốn chấm dứt hoạt động của chi nhánh.
- Theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.3 Hồ sơ chấm dứt hoạt động
2.3.1. Trường hợp chi nhánh được thành lập trong nước:
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh
- Quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh;
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh;
- Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):
+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
2.3.2 Trường hợp chi nhánh được thành lập ở nước ngoài:
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh ở nước ngoài
- Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):
+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
3. Chấm dứt hoạt động VPĐD khi giải thể, phá sản doanh nghiệp
- 3. Chấm dứt hoạt động VPĐD khi giải thể, phá sản doanh nghiệp
3.1 Văn phòng đại diện là gì? (Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020)
- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
- VPĐD có thể được mở tại các địa bàn khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh, để xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường, gặp gỡ khách hàng và giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp.
- VPĐD có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động riêng và con dấu riêng, nhưng không được ký hợp đồng hay xuất hóa đơn bằng dấu của văn phòng đại diện, mà phải có sự ủy quyền của doanh nghiệp và dùng dấu của doanh nghiệp.
3.2 Trường hợp chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện:
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, việc chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện có thể xuất phát từ các căn cứ sau:
- Doanh nghiệp chủ động muốn chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện;
+ Doanh nghiệp phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động VPĐD đến phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt VPĐD trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động.
- Theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi, trừ trường hợp VPĐD bị thu hồi giấy chứng nhận do cưỡng chế nợ thuế.
3.3 Hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện
3.3.1 Trường hợp văn phòng đại diện được thành lập trong nước:
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện;
- Quyết định của chủ sở hữu về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện;
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện;
- Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với văn phòng đại diện
- Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):
+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
3.3.2 Trường hợp văn phòng đại diện được thành lập ở nước ngoài:
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện ở nước ngoài;
- Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):
+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
4. Chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh khi giải thể, phá sản doanh nghiệp :
- 4. Chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh khi giải thể, phá sản doanh nghiệp
4.1 Địa điểm kinh doanh là gì ?
- Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, như mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tạo ra doanh thu giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí vận chuyển, tăng độ phủ của thương hiệu, đồng thời dễ dàng tiếp cận với đối tác mới và đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hang.
- Địa điểm kinh doanh có thể được lập tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh, nhưng phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh và tuân theo các quy định về thuế, con dấu, tên gọi và phạm vi hoạt động của địa điểm kinh doanh.
4.2 Trường hợp chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh
- Hoạt động của địa điểm kinh doanh chấm dứt theo quyết định của doanh nghiệp;
- Địa điểm kinh doanh chấm dứt do bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh trong trường hợp địa điểm kinh doanh ngừng hoạt động 01 năm mà không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
Theo đó:
- Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
- Trường hợp chia, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc chấm dứt tồn tại địa điểm kinh doanh của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
* Lưu ý: Trước khi đăng ký chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
4.3 Hồ sơ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh:
Thành phần hồ sơ:
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh;
- Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):
+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
Chấm dứt hoạt động đơn vị phụ thuộc
5. Quy trình dịch vụ của Monday VietNam
(1) Tư vấn các quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác liên quan đến chấm dứt hoạt động các đơn vị phụ thuộc như pháp luật về Thuế, Hải quan…
(2) Tư vấn, hỗ trợ tra cứu thông tin các nghĩa vụ thuế cần hoàn thiện.
(3) Tư vấn giấy tờ, tài liệu, thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế
(4) Tư vấn, soạn thảo hồ sơ và đại diện doanh nghiệp tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động của các đơn vị phụ thuộc tại Cơ quan Nhà nước.
(5) Tư vấn các thủ tục sau khi chấm dứt hoạt động các đơn vị phụ thuộc.
(6) Tư vấn miễn phí các vấn đề phát sinh cho doanh nghiệp sau sử dụng dịch vụ.
6. Lý do luôn tin tưởng sử dụng dịch vụ của Monday VietNam
-
Monday VietNam đã có gần 10 năm kinh nghiệm chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp như tư vấn thành lập doanh nghiệp, thay đổi đăng ký doanh nghiệp, pháp lý nội bộ cho các thương hiệu lớn cả trong và ngoài nước.
-
Khi đến với Monday VietNam, quý khách hàng sẽ được phục vụ nhanh nhất; chi phí trọn gói và cạnh tranh nhất; được phục vụ tận nơi, tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển.
-
Monday VietNam sẽ tư vấn miễn phí trong thời gian thực hiện thủ tục, cam kết chịu trách nhiệm và giải quyết những vấn đề pháp lý sau khi sử dụng dịch vụ.
-
Với đội ngũ các chuyên gia, luật sư có chuyên môn cao đại diện tại ba miền, Monday VietNam sẽ nhanh chóng tư vấn, hỗ trợ tốt nhất cho mọi khách hàng.
Văn Phòng luật sư MDVN & ASSOCIATE
- E-mail: Vpls.MDVN@phaplycongty.com
- Hotline: 08 1900 2600
- Trụ sở: Tầng 5, Toà nhà Thuỷ Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
- Tây Nguyên: 124 Ngô Quyền, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, ĐakLak.
- Hà Nội: Tầng 5, Số 4, Ngõ 81 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa.