Hiện nay, trên toàn thế giới, gần như các vấn đề sở hữu trí tuệ đã và đang thể hiện sức ảnh hưởng mạnh mẽ của mình đối với việc phát triển sản phẩm, kiểu dáng sản phẩm, cung cấp dịch vụ, tiếp thị, li-xăng và cả nhượng quyền thương mại. Xuất phát từ khía cạnh kinh doanh, các doanh nghiệp (đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ – SME) sẽ rất khó để xây dựng và gắn sở hữu trí tuệ vào chiến lược kinh doanh hay vấn đề tiếp thị và xuất khẩu nếu như thiếu hiểu biết nền tảng về các vấn đề sở hữu trí tuệ.

Do đó, việc lưu ý đến các vấn đề sở hữu trí tuệ là đặc biệt quan trọng đối với chính doanh nghiệp, càng quan trọng hơn cả đối với các doanh nghiệp có liên quan đến thương mại quốc tế – mục tiêu đặt ra là thu được lợi nhuận cao hơn. 

Sở hữu trí tuệ (SHTT) là gì?

Trước hết cần phải làm rõ các khái niệm sau:

Sở hữu, theo nghĩa thông thường đó là quyền hợp pháp của một tổ chức hoặc cá nhân đối với một tài sản nào đó, bao gồm quyền sử dụng, quyền bán, quyền cho thuê, quyền tặng, quyền thừa kế, …

Tài sản là những vật chất hoặc phi vật chất có giá trị kinh tế hoặc tinh thần, có thể được sử dụng để tạo ra lợi ích cho chủ sở hữu.

Tài sản trí tuệ là những tài sản phi vật chất do con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật. Tài sản trí tuệ bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các biện pháp bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh.

Qua đó, có thể hiểu rằng, sở hữu trí tuệ được hiểu là quyền hợp pháp của một tổ chức hoặc cá nhân đối với những tài sản phi vật chất do họ sáng tạo ra trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm quyền kiểm soát việc sử dụng, phân phối, sao chép, biến đổi, cấp phép… những tài sản trí tuệ đó. Sở hữu trí tuệ được xem là một nguồn lực quan trọng trong nền kinh tế tri thức, vì nó khuyến khích sự sáng tạo, thúc đẩy kinh doanh và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

Vì sao doanh nghiệp cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?

Xuất phát từ yếu tố đặc thù của phân khúc thị trường hiện nay, bất cứ khi nào một sản phẩm, dịch vụ mới tiến vào thị trường và thu hút khách hàng thành công, thì sự xuất hiện các sản phẩm, dịch vụ giống hoặc tương tự là điều không thể tránh khỏi từ các đối thủ cạnh tranh. Có đôi khi, điều này còn trở thành “lực đẩy vô hình” khiến các nhà sáng tạo gốc dần bị đẩy khỏi thị trường bởi những sản phẩm “sao chép” với giá thành rẻ do sự hưởng lợi trái phép từ thành quả sáng tạo đã có.

Đây chính là lý do quan trọng và duy nhất để các doanh nghiệp cần phải cân nhắc đến việc sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ nhằm:

  • Bảo vệ tài sản vô hình

Tài sản của một doanh nghiệp nhìn chung được chia thành hai loại:

Tài sản hữu hình: gồm nhà xưởng, máy móc, tài chính và cơ sở hạ tầng.

Tài sản vô hình: gồm từ nguồn nhân lực và bí quyết kỹ thuật đến ý tưởng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, nhãn hiệu, kiểu dáng và các kết quả vô hình khác được tạo ra bởi các tài năng sáng tạo và đổi mới của công ty.

Theo truyền thống, tài sản hữu hình là tài sản có giá trị chính của một công ty và được coi là có tính quyết định trong việc xác định khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, điều này đã thay đổi cơ bản. Các doanh nghiệp đang nhận ra rằng các tài sản vô hình đang trở nên có giá trị hơn so với tài sản hữu hình.

Bởi việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có thể giúp biến những tài sản vô hình thành các quyền sở hữu độc quyền, dù chỉ trong một thời hạn nhất định. Và việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cho phép doanh nghiệp có được quyền sở hữu đối với các tài sản vô hình và khai thác tối đa tiềm năng của những tài sản này. Tóm lại, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ làm cho các tài sản vô hình trở nên hữu hình hơn bằng cách biến các tài sản vô hình đó thành tài sản độc quyền có giá trị mà có thể trao đổi trên thị trường.

  • Tăng giá trị kinh tế

Khi doanh nghiệp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp sẽ tăng giá trị kinh tế của các sản phẩm hoặc dịch vụ sở hữu trí tuệ. Điều này giúp doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao hơn từ việc bán hàng, cấp phép hoặc chuyển nhượng các sản phẩm hoặc dịch vụ đó cho bên thứ ba. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tăng khả năng thu hút đầu tư, vốn hoặc tài trợ từ các tổ chức tài chính, nhà đầu tư hoặc đối tác chiến lược khi có các tài sản trí tuệ có giá trị.

  • Tránh sự xâm phạm từ các đối thủ cạnh tranh

Mục đích cuối cùng của cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng chính là hướng đến bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật sở hữu trí tuệ sẽ mang lại quyền sở hữu đối với sản phẩm sáng tạo, đổi mới của doanh nghiệp, cá nhân nhằm hạn chế phạm vi sao chép và bắt chước của đối thủ cạnh tranh một cách đáng kể. 

>>> Tư vấn xử lý xâm phạm quyền SHCN

  • Xác lập quyền một cách hợp pháp đối với các nguồn lực đầu tư

Khi doanh nghiệp bảo hộ quyền SHTT, doanh nghiệp sẽ được công nhận là chủ sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ do mình sáng tạo ra hoặc đóng góp vào. Điều này giúp doanh nghiệp có quyền kiểm soát việc sử dụng, sao chép, phân phối, cấp phép hoặc chuyển nhượng các sản phẩm hoặc dịch vụ đó cho bên thứ ba. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có quyền yêu cầu bồi thường khi bị xâm phạm quyền SHTT bởi các bên vi phạm.

Nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực kinh doanh thuê các công ty khác thực hiện phần lớn công việc sản xuất và chủ yếu tập trung vào việc tạo ra sản phẩm và kiểu dáng mới và quảng bá nhãn hiệu) của mình để thu hút khách hàng. Trong khi sản phẩm được thiết kế một nơi thì việc sản xuất các sản phẩm đó lại được thực hiện ở nơi khác.

Đối với những doanh nghiệp này, giá trị tài sản hữu hình của họ có thể rất ít, nhưng tài sản vô hình của họ (ví dụ, danh tiếng thương hiệu và/hoặc quyền sở hữu độc quyền các công nghệ quan trọng hoặc các kiểu dáng hấp dẫn) – những nhân tố chính cho thành công của họ – lại có giá trị rất cao.

Việc bảo hộ pháp lý tài sản vô hình thông qua hệ thống SHTT mang lại cho chủ sở hữu độc quyền sử dụng những tài sản đó trong kinh doanh, biến tài sản vô hình thành quyền sở hữu độc quyền trong một thời hạn nhất định. 

Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả

  • Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả

    Khái niệm

    Quyền tác giả (QTG) được xác định là phần cốt lõi của pháp luật nhằm hướng đến và trao cho tác giả, nghệ sĩ và các nhà sáng tạo khác một sự bảo hộ pháp lý cho những sáng tạo văn học và nghệ thuật của họ - hay được gọi chung là “tác phẩm”. 

    Trong vấn đề này cần phải lưu ý rằng, pháp luật về QTG chỉ bảo hộ hình thức thể hiện ý tưởng chứ không phải bản thân ý tưởng. Sự sáng tạo được bảo hộ bởi QTG là sự sáng tạo về cách chọn và sắp xếp các từ ngữ, nốt nhạc, màu sắc và mã máy tính, … Do đó, nếu hai tiểu thuyết lãng mạn có thể có ý tưởng và cốt truyện cơ bản giống nhau nhưng phong cách thể hiện và từ ngữ được dùng để miêu tả sẽ làm cho mỗi tác phẩm gốc có một đặc trưng riêng biệt được bảo hộ bởi QTG.

    Quyền liên quan là những quyền sở hữu trí tuệ của những người đóng vai trò là trung gian trong các giai đoạn sản xuất, ghi âm và phổ biến tác phẩm - khác biệt so với “quyền tác giả”. Quyền liên quan có liên hệ với QTG ở ba loại quyền liên quan là sự hỗ trợ cho các tác giả sáng tạo trong việc trình diễn và lan tỏa tác phẩm trí tuệ. Có thể khái quát một cách đơn giản:

      • Quyền biểu diễn: một nhạc công biểu diễn một tác phẩm âm nhạc do một nhạc sĩ sáng tác; một diễn viên đóng vai trong vở kịch do một nhà viết kịch sáng tác;

      • Quyền sản xuất bản ghi âm: một nhà sản xuất băng ghi âm – hay còn gọi là “ngành công nghiệp ghi âm” – ghi âm hoặc sản xuất bài hát và bản nhạc do nhà thơ và nhạc sĩ sáng tác, được nhạc công hoặc ca sĩ biểu diễn;

      • Quyền phát sóng: tổ chức phát sóng phát sóng các tác phẩm và băng ghi âm trên các kênh phát thanh và/hoặc truyền hình của họ.

     

    Tại sao cần đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan?

    Quyền tác giả đối với tác phẩm dù đã được hình thành khi tác phẩm đó được tạo ra nhưng việc thực hiện thủ tục xác lập quyền bảo hộ tác phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền rất quan trọng. Đăng ký bảo hộ QTG, quyền liên quan nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sáng tạo ra tác phẩm:

      • Đây là việc làm hết sức quan trọng để bảo vệ tài sản trí tuệ của chủ sở hữu tác phẩm;

      • Đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm như: Sao chép, ăn trộm, xuyên tạc, lạm dụng tác phẩm đó;

      • Là một minh chứng cho sự sáng tạo của tác giả và là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh;

      • Giúp cho tác giả, chủ thể quyền liên quan có ý thức và trách nhiệm tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học không những có nội dung chất lượng mà còn có tính nghệ thuật cao để đóng góp cho sự phát triển của đất nước

      • Giúp cho người sáng tạo ra tác phẩm có thể khai thác và thương mại hóa tác phẩm một cách hiệu quả và an toàn;

    >>> Dịch vụ Sở hữu trí tuệ

     

    Cơ quan đăng ký, tiếp nhận đơn đăng ký

    Theo quy định của pháp luật, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký và chịu trách nhiệm xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký QTG, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan là Cục Bản quyền tác giả.

    Bên cạnh đó, các đơn đăng ký QTG, quyền liên quan được nộp tại Phòng Thông tin quyền tác giả, Văn phòng Đại diện hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của địa phương mà người đăng ký sinh sống hoặc làm việc. Các cơ quan này sẽ chuyển hồ sơ lên Cục Bản quyền tác giả để xử lý theo quyền hạn..

     

    Thủ tục đăng ký bảo hộ QTG, quyền liên quan

         Thành phần hồ sơ

    Tài liệu hồ sơ bao gồm:

    1. Tờ khai đăng ký QTG, quyền liên quan (mẫu quy định).

      • Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký QTG sử dụng mẫu tờ khai đăng ký QTG; Người biểu diễn, Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và Tổ chức phát sóng đăng ký quyền liên quan sử dụng mẫu tờ khai đăng ký quyền liên quan.

      • Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền khai soạn.

    2. 02 bản sao tác phẩm đăng ký QTG hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.

      • 01 bản sẽ lưu tại Cục Bản quyền tác giả và 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận.

      • Trường hợp, đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như: tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh thì bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.

    3. Giấy uỷ quyền (nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền).

    4. Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

    5. Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu tác phẩm có đồng tác giả);

    6. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu QTG, quyền liên quan thuộc sở hữu chung).

      • Các tài liệu 3, 4, 5, 6 phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

         Thời hạn xử lý

    Trong thời hạn 15 - 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký QTG, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

         Hình thức nộp hồ sơ

    Hiện nay có hai hình thức nộp hồ sơ đăng ký QTG, quyền liên quan cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

      • Nộp trực tiếp: Tác giả, chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký QTG, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng Đại diện của Cục Bản quyền tác giả.

      • Nộp qua dịch vụ bưu chính: Tác giả, chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu quyền liên quan có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện cho Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng Đại diện của Cục Bản quyền tác giả.

     

    Quy trình đăng ký bảo hộ QTG, quyền liên quan tại Monday VietNam

    Khi tiếp nhận các yêu cầu đăng ký bảo hộ QTG, Monday VietNam sẽ tiến hành các bước như sau:

    Bước 1: Kiểm tra các yếu tố mang tính pháp lý và phù hợp của tài liệu, các loại giấy tờ.

    Bước 2: Xác định loại hình tác phẩm và tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ.

    Bước 3: Tư vấn và đưa ra phương án bảo hộ tối ưu cho khách hàng.

    Bước 4: Tiến hành làm thủ tục và nộp đơn đăng ký bảo hộ bản quyền theo luật định.

    Bước 5: Nhận và bàn giao Giấy chứng nhận QTG cho khách hàng.

         Tài liệu cần cung cấp

    Dựa trên từng đối tượng cần đăng ký bảo hộ cụ thể, Monday VietNam sẽ hướng dẫn Quý khách cung cấp các tài liệu cần thiết để phục vụ quá trình thực hiện dịch vụ.

         Chi phí thực hiện

    Tùy thuộc vào từng đối tượng đăng ký bảo hộ QTG, quyền liên quan đến QTG như: sách, phần mềm, tác phẩm âm nhạc, … Monday VietNam sẽ báo phí dịch vụ cụ thể cho khách hàng trước khi tiến hành thực hiện dịch vụ.

    Đồng thời, Monday VietNam cam kết hoàn toàn không có chi phí ẩn, chi phí phát sinh khác ngoài các khoản phí đã thông báo trong hợp đồng trước đó.

         Thời gian thực hiện

    Thời gian đăng ký bảo hộ QTG và quyền liên quan đến QTG tại Monday VietNam có thời gian thực hiện từ 45 - 60 ngày làm việc. Cần lưu ý, thời gian thực tế sẽ còn phải tùy thuộc vào số lượng hồ sơ đăng ký, sự phản đối của các bên liên quan, cũng như sự xử lý của cơ quan nhà nước và một số yếu tố khác.

    >>> Tư vấn bảo vệ quyền tác giả

    Sáng chế

  • Sáng chế

    Khái niệm

    Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) có định nghĩa Sáng chế (SC) như sau: 

    “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”

    Thực tế ở nhiều quốc gia, “sáng chế” được mô tả là một giải pháp cho một vấn đề kỹ thuật nhất định. Vấn đề này hoàn toàn có thể cũ hay mới, nhưng giải pháp ở đây để đạt đủ điều kiện để được gọi là “sáng chế” thì bắt buộc phải là mới.

    Nếu đơn thuần chỉ là việc tìm ra một thứ bất kỳ hay một quy luật nào đó đã tồn tại sẵn trong tự nhiên, người ta sẽ gọi đó là phát minh, đó không phải là SC. Sáng chế cần có sự can thiệp của con người. Tuy nhiên, điều này không đồng nhất với việc SC buộc phải là một điều gì đó thật phức tạp hay công nghệ cao, mà đôi khi, sáng chế còn bắt nguồn từ các lĩnh vực giản đơn trong cuộc sống hàng ngày, giải quyết được một vấn đề kỹ thuật nào đó trong hiện tại.

     

    Tại sao cần đăng ký bảo hộ sáng chế?

    Bảo hộ độc quyền cho SC hoàn toàn là một lợi thế tốt và mang lại cho doanh nghiệp quyền độc quyền sử dụng và khai thác đến 20 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký. Hơn nữa, việc đăng ký bảo hộ SC còn mang đến nhiều lợi thế khác như:

      • Hiệu quả đầu tư tăng lên

    Trên cương vị là một doanh nghiệp, mục tiêu cuối cùng chính là tối đa hóa lợi nhuận và các khoản đầu tư mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh đó. Do vậy, một khi đã đầu tư một cách đáng kể trí tuệ, tiền bạc, thời gian, … để phát triển nên một sản phẩm, dịch vụ sáng tạo, thì với quyền độc quyền được cấp, doanh nghiệp sẽ rất nhanh có thể thương mại hóa sáng chế nhằm thu về lợi nhuận cao hơn mức đầu tư ban đầu.

      • Cơ hội bán hay li-xăng sáng chế

    Nếu không tự mình khai thác, doanh nghiệp hoàn toàn có thể bán hoặc li-xăng quyền thương mại hóa sáng chế cho bên thứ ba. Thông qua biện pháp này, doanh nghiệp không những tiết kiệm được một phần tiền mà còn mang đến một nguồn thu nhập khác từ việc sử dụng bằng độc quyền sáng chế để thu phí li-xăng từ các chủ thể khác có năng lực thương mại hóa sáng chế đó.

      • Nâng cao sức mạnh đàm phán

    Khi doanh nghiệp đang tham gia vào quá trình thương lượng để tiếp nhận quyền sử dụng SC từ công ty khác thông qua hợp đồng li-xăng thì hồ sơ về SC hoàn toàn có khả năng làm tăng sức mạnh thương lượng của doanh nghiệp trên bàn đàm phán. Bởi thông qua hồ sơ SC của doanh nghiệp chính là câu trả lời xác đáng về sự quan tâm một cách đáng kể của doanh nghiệp đối với đối tượng đang đàm phán - cũng là SC. Khi đó, một cách đơn giản hơn, sự trao đổi và đàm phán sẽ diễn một cách dễ dàng và thuận thiện hơn chỉ từ độc quyền SC.

     

    Cơ quan đăng ký, tiếp nhận đơn đăng ký

    Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký và chịu trách nhiệm xem xét cấp văn bằng bảo hộ cho sáng chế là Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội (Cục SHTT) (386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội). 

    Bên cạnh đó, hồ sơ đăng ký cũng có thể được nộp tại văn phòng đại diện của Cục SHTT tại:

      • Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn.

      • Thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.

     

    Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế

         Thành phần hồ sơ

    1. 02 Tờ khai đăng ký sáng chế, đánh máy theo mẫu số 01-SC Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.

    2. 02 Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích; Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích phải đáp ứng quy định tại điểm 23.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN. Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích gồm có Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ (nếu có).

    3. 02 Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích. Tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích không được vượt quá 150 từ và phải được tách thành trang riêng. Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích không bắt buộc phải nộp tại thời điểm nộp đơn và người nộp đơn có thể bổ sung sau.

    4. Chứng từ nộp phí, lệ phí.

    5. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có).

         Thời hạn xử lý

    Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký sáng chế được xem xét theo trình tự sau:

    Bước 1: Thẩm định hình thức: 01 tháng

    Bước 2: Công bố đơn đăng ký sáng chế

    (i) Đơn đăng ký sáng chế được công bố trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ (bước 1), tùy theo ngày nào muộn hơn;

    (ii) Đơn đăng ký sáng chế theo Hiệp ước hợp tác về sáng chế (sau đây gọi là “đơn PCT”) được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ đã vào giai đoạn quốc gia;

    (iii) Đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu công bố sớm được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn. Để được công bố sớm, chủ đơn cần có Văn bản yêu cầu công bố sớm, trong đó nêu rõ lý do cần công bố sớm. Yêu cầu công bố sớm không phải nộp phí, lệ phí.

    Bước 3: Thẩm định nội dung: không quá 18 tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.

    Bước 4: Cấp bằng độc quyền Sáng chế

    Cục SHTT sẽ ra quyết định cấp bằng độc quyền Sáng chế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí. Sau đó, Công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ sẽ được đăng trên Công báo Sở hữu trong vòng 60 ngày kể từ ngày ra quyết định.

         Hình thức nộp đơn

    Chủ sở hữu có thể nộp đơn đăng ký sáng chế tại một trong các địa chỉ tiếp nhận đơn đăng ký nêu trên, bằng 02 hình thức: 

      • Nộp trực tiếp

      • Nộp qua đường bưu điện

    Ngoài ra, hiện nay, Cục SHTT cũng chấp nhận đơn đăng ký dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.

     

    Quy trình đăng ký bảo hộ sáng chế tại Monday VietNam

    Monday Vietnam cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký sáng chế chuyên nghiệp, chi tiết và đầy đủ theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ:

    Bước 1: Tiếp nhận và tiến hành kiểm tra tính pháp lý của thông tin, giấy tờ;

    Bước 2: Tra cứu thông tin, thảo luận chuyên môn và đánh giá toàn diện khả năng bảo hộ sáng chế;

    Bước 3: Tư vấn các giải pháp đăng ký nhằm tăng khả năng bảo hộ và tiết kiệm thời gian, chi phí nhất;

    Bước 4: Viết hoàn thiện bản mô tả và bản vẽ kỹ thuật đáp ứng quy định đăng ký sáng chế.

    Bước 5: Soạn thảo bộ hồ sơ hoàn chỉnh và nộp đơn đăng ký bảo hộ;

    Bước 6: Theo dõi tiến trình thẩm định của đơn và giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có);

    Bước 7: Nhận văn bằng và bàn giao cho quý khách hàng.

         Tài liệu cần cung cấp

    1. Bản mô tả chi tiết sáng chế.

    2. Hình vẽ/chụp sáng chế.

    3. Bản sao CMND/CCCD hoặc GPKD/GPTL của chủ đơn, đồng chủ đơn (nếu có nhiều chủ đơn).

    4. Bản sao CMND/CCCD của tác giả, đồng tác giả (nếu có nhiều tác giả).

         Chi phí thực hiện

     

         Thời gian thực hiện

    Tổng thời gian cần có để được cấp Bằng độc quyền sáng chế theo luật định là 30 – 42 tháng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, thời gian đăng ký sẽ phải kéo dài, tùy thuộc vào số lượng hồ sơ đăng ký, sự phản đối của các bên liên quan, sự xử lý của cơ quan nhà nước và một số yếu tố khác.

    >>> Tư vấn xử lý xâm phạm SHCN

    Kiểu dáng công nghiệp

  • Kiểu dáng công nghiệp

    Khái niệm

    Theo hiểu biết thông thường, kiểu dáng công nghiệp nhìn chung đề cập đến hình dáng bên ngoài và chức năng tổng thể của một sản phẩm. Vì vậy, đối với một doanh nghiệp, kiểu dáng sản phẩm sẽ mang hàm ý cho việc phát triển các đặc điểm mang tính chất chức năng và thẩm mỹ của sản phẩm.

    Tuy nhiên, theo tinh thần và quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp chỉ đề cập đến các khía cạnh thẩm mỹ hoặc hình dáng bên ngoài của sản phẩm:

    “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.” (khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ).

    Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.

     

    Tại sao cần đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

    Kiểu dáng công nghiệp phải đăng ký và nếu đáp ứng các yêu cầu thì quyền sở hữu được thừa nhận thông qua việc xác lập theo văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trí tuệ cấp (Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp).

    Cần phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp với Cục Sở hữu trí tuệ vì quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ phát sinh trên cơ sở bằng độc quyền và trong thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu có độc quyền sử dụng, chuyển giao. Như vậy mới có thể được bù đắp chi phí về vật chất, trí tuệ, được hưởng lợi nhuận từ việc khai thác thành quả của mình.

    Bên cạnh đó, có một số lý do cụ thể quan trọng mà doanh nghiệp cần phải tiến hành bảo hộ các kiểu dáng công nghiệp mà họ có:

      • Kiểu dáng công nghiệp đẹp chính là tài sản của doanh nghiệp. Đây chính là yếu tố làm tăng giá trị thương mại của sản phẩm và chính doanh nghiệp.

      • Kiểu dáng công nghiệp còn giúp xác định và định vị hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thị thành công một loạt các sản phẩm.

      • Bắt nguồn từ tầm quan trọng về thương mại của kiểu dáng đối với sự thành công của sản phẩm, nên việc bảo hộ kiểu dáng khỏi hành vi sao chép, bắt chước của đối thủ cạnh tranh cũng là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp.

      • ...

     

    Cơ quan đăng ký, tiếp nhận đơn đăng ký

    Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký và chịu trách nhiệm xem xét cấp văn bằng bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp là Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội (Cục SHTT) (386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội). 

    Bên cạnh đó, hồ sơ đăng ký cũng có thể được nộp tại văn phòng đại diện của Cục SHTT tại:

      • Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn.

      • Thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.

     

    Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

         Thành phần hồ sơ

    Tài liệu tối thiểu để nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm:

    1. 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp. (Mẫu số 03-KDCN Phụ lục A được ban hành theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/6/2016 của Bộ KHCN).

    2. 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp.

    [Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng quy định tại điểm 33.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN. bản kiểu dáng công nghiệp phải bao gồm các nội dung sau:

        • Tên kiểu dáng công nghiệp;

        • Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;

        • Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;

        • Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;

        • Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp;

        • Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp].

    3. 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.

    4. Chứng từ nộp phí, lệ phí.

         Thời hạn xử lý

    Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn

    Hiểu đơn giản, thẩm định hình thức chính là đi kiểm tra xem đơn nộp lên có tuân thủ các quy định về hình thức của một đơn hợp lệ chưa. Sau 01 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp, Cục sẽ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn.

    Giai đoạn 2: Công báo sở hữu công nghiệp

    Sau 02 tháng kể từ ngày có quyết định chấp nhận hợp lệ, nhãn hiệu sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và trên trang WIPOPUBLISH của Cục.

    Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung

    Sau giai đoạn thẩm định nêu trên, Cục sẽ xem xét, đánh giá kiểu dáng công nghiệp có khả năng cấp bằng hay không, một vài lý do khiến kiểu dáng công nghiệp không có khả năng cấp bằng như: trùng hoặc tương tự với kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký trước đó,…

    Giai đoạn 4: Cấp bằng bảo hộ hoặc từ chối bảo hộ ký kiểu dáng công nghiệp

    Sau khi hoàn thành thẩm định nội dung, trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đáp ứng yêu cầu bảo hộ, chủ sở hữu sẽ  nộp phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp để nhận được văn bằng bảo hộ, trường hợp đơn không đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục SHTT sẽ thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

         Hình thức nộp đơn

    Chủ sở hữu đăng ký sáng chế có thể nộp đơn đăng ký sáng chế tại một trong các địa chỉ tiếp nhận đơn đăng ký nêu trên, bằng 02 hình thức: 

      • Nộp trực tiếp

      • Nộp qua đường bưu điện - Trường hợp này, người nộp đơn cần chuyển phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu qua dịch vụ của bưu điện, sau đó đính kèm Giấy biên nhận chuyển tiền vào hồ sơ và gửi đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

    Ngoài ra, hiện nay, Cục SHTT cũng chấp nhận đơn đăng ký dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.

     

    Quy trình đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Monday VietNam

    Bước 1: Kiểm tra các yếu tố mang tính pháp lý của tài liệu, giấy tờ, thông tin.

    Kiểm tra tính pháp lý của các loại giấy tờ về chủ đơn, tài liệu và thông tin liên quan đến kiểu dáng công nghiệp …

    Bước 2: Tra cứu và đánh giá toàn diện khả năng bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp trước khi soạn thảo hồ sơ.

    Tra cứu nhãn hiệu tại các cơ sở dữ liệu trong nước và quốc tế để có cơ sở so sánh và đánh giá khả năng tương tự hoặc trùng với kiểu dáng công nghiệp khác đã đăng ký trước đó hay chưa?

    Đánh giá kiểu dáng công nghiệp ở các điều kiện bảo hộ như: khả năng phân biệt, có chứa các dấu hiệu không được bảo hộ theo quy định,…

    Bước 3: Tư vấn và đưa ra phương án bảo hộ có lợi tối ưu cho khách hàng và tiết kiệm chi phí.

    Thông báo đến cho khách hàng kết quả tra cứu và tư vấn phương án bảo hộ bằng văn bản rõ ràng, chi tiết. Trong đó, đưa ra các ý kiến phân tích và kiến nghị về các phương án bảo hộ.

    Bước 4: Soạn thảo hồ sơ và nộp đơn đăng ký bảo hộ.

    Tiến hành soạn hồ sơ theo mẫu quy định và thay mặt khách hàng mang hồ sơ đến cơ quan Cục sở hữu trí tuệ để nộp.

    Bước 5: Theo dõi đơn và tư vấn giải trình yêu cầu của cơ quan SHTT trong quá trình xét nghiệm cấp bằng.

    Theo dõi quá trình đơn được cơ quan sở hữu trí tuệ xét duyệt và thông tin đến khách hàng, đồng thời tư vấn và giải trình các yêu cầu của cơ quan sở hữu trí tuệ.

         Tài liệu cần cung cấp

    1. Hình vẽ/chụp kiểu dáng

    2. Bản mô tả kiểu dáng

    3. GPKD/CCCD của chủ đơn

         Chi phí thực hiện

     

         Thời gian thực hiện

    Tổng thời gian cần có để được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp theo luật định là 14 - 16 tháng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, thời gian đăng ký sẽ phải kéo dài, tùy thuộc vào số lượng hồ sơ đăng ký, sự phản đối của các bên liên quan, sự xử lý của cơ quan nhà nước và một số yếu tố khác.

    >>> Tư vấn xử lý xâm phạm quyền SHCN

    Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

  • Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

    Khái niệm

    Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là một khái niệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, liên quan đến cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn. 

    Mạch tích hợp bán dẫn là một thiết bị điện tử được tạo thành từ nhiều thành phần có chức năng khác nhau như bóng bán dẫn, điện trở, tụ điện, … và được đặt trên một tấm nền bán dẫn. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện về tính nguyên gốc và tính mới thương mại theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

    “14. Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử.

    15. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.”

    (khoản 14, 15 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022))

     

    Tại sao cần đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn?

    Đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là một hành động quan trọng để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của người tạo ra hoặc đầu tư cho thiết kế bố trí. 

    Theo đó:

      • Người có quyền đăng ký thiết kế bố trí có thể chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật. 

      • Việc đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn giúp người sở hữu có thể ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình, như sao chép, phân phối, nhập khẩu, sử dụng mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn đó mà không có sự cho phép của người sở hữu.

      • Ngoài ra, việc đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí cũng góp phần khuyến khích sự sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và ứng dụng mạch tích hợp bán dẫn.

     

    Cơ quan đăng ký, tiếp nhận đơn đăng ký

    Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký và chịu trách nhiệm xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội (Cục SHTT) (386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội). 

    Bên cạnh đó, hồ sơ đăng ký cũng có thể được nộp tại văn phòng đại diện của Cục SHTT tại:

      • Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn.

      • Thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.

     

    Thủ tục đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

         Thành phần hồ sơ

    Tài liệu tối thiểu bao gồm:

    1. 02 Tờ khai đăng ký thiết kế bố trí, đánh máy theo mẫu số: 02-TKBT Phụ lục A Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

    2. 04 bộ bản vẽ, ảnh chụp thiết kế bố trí.

    3. Thông tin về chức năng, cấu tạo của mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí.

    4. Mẫu mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí, nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại.

    5. Chứng từ nộp phí, lệ phí.

         Thời hạn xử lý

    Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký thiết kế bố trí được xem xét theo trình tự sau:

      • Thẩm định hình thức: 01 tháng

      • Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký thiết kế bố trí có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

         Hình thức nộp đơn

    Có thể nộp đơn đăng ký tại một trong các địa chỉ tiếp nhận đơn đăng ký nêu trên, bằng 02 hình thức: 

      • Nộp trực tiếp

      • Nộp qua đường bưu điện - Trường hợp này, người nộp đơn cần chuyển phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu qua dịch vụ của bưu điện, sau đó đính kèm Giấy biên nhận chuyển tiền vào hồ sơ và gửi đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

    Ngoài ra, hiện nay, Cục SHTT cũng chấp nhận đơn đăng ký dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.

     

    Quy trình đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn tại Monday VietNam

    Quy trình đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn tại Monday VietNam gồm các bước cơ bản sau:

    Bước 1: Tiếp nhận các thông tin và tài liệu cần thiết từ khách hàng để tiến hành đánh giá, tư vấn một cách chi tiết, cụ thể.

    Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đăng ký theo quy định của pháp luật và gửi cho khách hàng xem xét và xác nhận.

    Bước 3: Monday VietNam tiến hành nộp hồ sơ đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ và theo dõi tiến trình xử lý.

    Bước 4: Nhận và bàn giao cho khách hàng giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn sau khi Cục Sở hữu trí tuệ cấp.

    >>> Tư vấn xử lý xâm phạm SHCN

    Chỉ dẫn địa lý

  • Chỉ dẫn địa lý

    Khái niệm

    Căn cứ khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022): “22. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể.”.

    Theo đó, chỉ dẫn địa lý (CDĐL) được hiểu là những dấu hiệu được sử dụng trên hàng hóa có xuất xứ địa lý cụ thể và có chất lượng hoặc danh tiếng được tạo ra nhờ địa điểm xuất xứ. Thông thường, chỉ dẫn địa lý gồm tên địa điểm xuất xử của hàng hóa. Hiện nay, các sản phẩm nông nghiệp điển hình mà chất lượng có được nhờ vào địa điểm sản xuất và bị ảnh hưởng gần như ít nhiều từ các yếu tố của địa phương như khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, …

    Bên cạnh đó, một dấu hiệu đóng vai trò làm chỉ dẫn địa lý còn có thể là vấn đề của chính pháp luật quốc gia sở tại và cả nhận thức của người tiêu dùng.

    Cần lưu ý, khu vực địa lý có chỉ dẫn địa lý bắt buộc phải có ranh giới được xác định rõ ràng bằng từ ngữ và bản đồ.

     

    Tại sao cần đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý?

    Xem xét một số ví dụ về những tên gọi nổi tiếng quen thuộc của những sản phẩm có chất lượng tốt và ảnh hưởng nhất định trên toàn thế giới như “Havana”, “Champagne”, “Porto”, … Đặc điểm chung của các tên gọi này chính là ở ý nghĩa địa lý của chúng - chức năng xác định một vùng, thành phố, khu vực hay thậm chí là đất nước hiện tại.

    Hay nói một cách cụ thể hơn, sản phẩm có mang chỉ dẫn địa lý được người tiêu dùng tin tưởng về chất lượng và đặc tính của nó do có sự ảnh hưởng của điều kiện địa lý, được thể hiện qua mức độ phổ biến và lựa chọn của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó.

    Không thể phủ nhận, chỉ dẫn địa lý là một dấu hiệu quan trọng để người tiêu dùng biết được nguồn gốc và chất lượng của hàng hoá. Nhiều chỉ dẫn địa lý đã trở nên nổi tiếng và có giá trị cao nhờ vào danh tiếng, đặc tính và điều kiện địa lý của khu vực sản xuất.

    Tuy nhiên, không phải ai cũng tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các nhà sản xuất hợp pháp. Có những đối tác thương mại gian lận sử dụng sai trái chỉ dẫn địa lý để bán hàng giả, hàng nhái. Hành vi này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng xấu đến các nhà sản xuất hợp pháp. Người tiêu dùng bị đánh lừa khi mua phải hàng kém chất lượng, không có các ưu điểm như quảng cáo. Các nhà sản xuất hợp pháp bị mất đi cơ hội kinh doanh có lợi và uy tín của họ bị suy giảm do hàng giả, hàng nhái lan tràn thị trường.

    Do đó, việc phải tiến hành thủ tục bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý là nhu cầu cần thiết và cấp thiết cả ở cấp độ quốc gia và quốc tế.

     

    Cơ quan đăng ký, tiếp nhận đơn đăng ký

    Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý là Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội (Cục SHTT) (386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội). 

    Bên cạnh đó, hồ sơ đăng ký cũng có thể được nộp tại văn phòng đại diện của Cục SHTT tại:

      • Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn.

      • Thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.

     

    Thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

         Thành phần hồ sơ

    Tài liệu tối thiểu bao gồm:

    1. 02 Tờ khai đăng ký Chỉ dẫn địa lý, đánh máy theo mẫu số: 05-CDĐL Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

    2. Bản mô tả tính chất/chất lượng đặc thù và/hoặc danh tiếng của sản phẩm.

    3. Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý.

    4. Chứng từ nộp phí, lệ phí.

         Thời hạn xử lý

    Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được xem xét theo trình tự sau:

    Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức: 01 tháng

    Giai đoạn 2: Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

    Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung: không quá 06 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

         Hình thức nộp đơn

    Có thể nộp đơn đăng ký tại một trong các địa chỉ tiếp nhận đơn đăng ký nêu trên, bằng 02 hình thức: 

      • Nộp trực tiếp

      • Nộp qua đường bưu điện - Trường hợp này, người nộp đơn cần chuyển phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu qua dịch vụ của bưu điện, sau đó đính kèm Giấy biên nhận chuyển tiền vào hồ sơ và gửi đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

    Ngoài ra, hiện nay, Cục SHTT cũng chấp nhận đơn đăng ký dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.

     

    Quy trình đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Monday VietNam

    Quy trình đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Monday VietNam gồm các bước cơ bản sau:

    Bước 1: Tiếp nhận các thông tin và tài liệu cần thiết từ khách hàng để tiến hành đánh giá, tư vấn một cách chi tiết, cụ thể.

    Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đăng ký theo quy định của pháp luật và gửi cho khách hàng xem xét và xác nhận.

    Bước 3: Monday VietNam tiến hành nộp hồ sơ đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ và theo dõi tiến trình xử lý.

    Bước 4: Nhận và bàn giao cho khách hàng giấy chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý sau khi Cục Sở hữu trí tuệ cấp.

     

    >>> Tư vấn xử lý xâm phạm quyền SHCN

    Nhãn hiệu

  • Nhãn hiệu

    Khái niệm

    “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.” (khoản 16 Điều 4 Luật SHTT hiện hành).

    Theo đó, nhãn hiệu (NH) là dấu hiệu có khả năng phân biệt dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ do một doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp với những hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp khác.

    Ở một số nước hiện nay, các khẩu hiệu quảng cáo cũng dần được xem là NH và có thể tiến hành đăng ký một cách bình thường tại các cơ quan nhãn hiệu quốc gia. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều quốc gia cho phép việc đăng ký các nhãn hiệu phi truyền thống như:

      • Nhãn hiệu âm thanh (ví dụ: tiếng gầm của sư tử được sử dụng trước các bộ phim do Tập đoàn Metro-Goldwyn-Mayer (MGM) sản xuất);

      • Nhãn hiệu khứu giác (mùi) (ví dụ: nước hoa);

     

    Tại sao cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có nhiều lợi ích, như sau:

    Giúp doanh nghiệp phân biệt sản phẩm với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh: NH đóng một vai trò vô cùng then chốt trong chiến lược quảng cáo và tiếp thị của công ty nhằm xây dựng hình ảnh và uy tín về các sản phẩm của công ty trong mắt người tiêu dùng.

    Bảo vệ quyền và lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp cho chủ sở hữu NH có thể kiểm soát việc sử dụng, khai thác và chuyển giao NH của mình, ngăn chặn các hành vi sao chép, bắt chước, giả mạo hoặc lợi dụng không công bằng NH của người khác. Điều này góp phần bảo vệ danh tiếng, uy tín và thương hiệu của chủ sở hữu.

    Tăng cường giá trị kinh tế: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp cho chủ sở hữu NH có thể thu được lợi ích kinh tế từ việc khai thác và chuyển giao NH của mình, như thu phí cấp phép, thu phí bán hàng hóa hay dịch vụ có liên quan đến NH. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, cạnh tranh và phát triển kinh tế của các doanh nghiệp và cá nhân .

    Khuyến khích hoạt động sáng tạo, đổi mới: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp cho chủ sở hữu NH có thể được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi tham gia vào hoạt động sáng tạo, đổi mới, như thiết kế, sản xuất, kinh doanh các hàng hóa hay dịch vụ mang NH riêng biệt. Điều này góp phần tạo ra động lực và môi trường thuận lợi cho việc phát triển sản phẩm và dịch vụ mới.

     

    Cơ quan đăng ký, tiếp nhận đơn đăng ký

    Cơ quan tiếp nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, gọi tắt là Cục Sở hữu trí tuệ (NOIP). Cơ quan này cũng chịu trách nhiệm thẩm định việc cấp văn bằng bảo hộ.

    Trụ sở chính của NOIP tại thành phố Hà Nội và các Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.

    Cụ thể:

      • Trụ sở chính: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

      • Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà Hà Phan, 17-19 Tôn Thất Tùng, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

      • Văn phòng đại diện tại Thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, 135 Minh Mạng, Phường Khuê Mỹ, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng.

     

    Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

         Thành phần hồ sơ

    1. 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

    2. 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo.

      • Mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu NH dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc.

      • Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong NH không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 80mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm.

    3. Chứng từ nộp phí, lệ phí.

         Thời hạn xử lý

    Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức

    Sau khi nhận được đơn đăng ký, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định hình thức đơn trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. Hồ sơ sẽ được thẩm định xem có hợp lệ về mặt hình thức hay không thông qua các tiêu chí như đánh dấu mẫu vật, thông tin người nộp đơn, phân nhóm sản phẩm/dịch vụ, …

    Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký

    Kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ, đơn đăng ký sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 2 tháng.

    Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung

    Theo quy định của pháp luật, đơn đăng ký nhãn hiệu phải được thẩm định nội dung trong thời hạn 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

    Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định, đánh giá nhãn hiệu có được cấp văn bằng bảo hộ hay không, một số nguyên nhân khiến nhãn hiệu không thể được cấp văn bằng bảo hộ trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó, nhãn hiệu mang tính mô tả sản phẩm/dịch vụ,…

    Giai đoạn 4: Cấp văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu

    Trường hợp đáp ứng đủ các điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ. Người nộp đơn phải nộp phí chính thức để được cấp văn bằng bảo hộ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày thông báo.

         Hình thức nộp đơn

    Chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu có thể nộp đơn đăng ký NH tại một trong các địa chỉ tiếp nhận đơn đăng ký nêu trên, bằng 02 hình thức: 

      • Nộp trực tiếp

      • Nộp qua đường bưu điện - Trường hợp này, người nộp đơn cần chuyển phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu qua dịch vụ của bưu điện, sau đó đính kèm Giấy biên nhận chuyển tiền vào hồ sơ và gửi đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

    Ngoài ra, hiện nay, Cục SHTT cũng chấp nhận đơn đăng ký dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.

     

    Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Monday VietNam

    Quy trình dịch vụ đăng ký bảo hộ NH tại Monday VietNam:

    Bước 1: Kiểm tra yếu tố pháp lý của hồ sơ, thông tin.

    Kiểm tra tính hợp pháp của các hồ sơ về người nộp đơn, các tài liệu, thông tin liên quan đến quá trình tạo nhãn hiệu/logo…

    Bước 2: Tìm kiếm và đánh giá toàn diện việc bảo hộ nhãn hiệu trước khi soạn thảo hồ sơ.

    Tìm kiếm NH trong cơ sở dữ liệu trong nước và quốc tế để so sánh, đánh giá cơ bản khả năng trùng hoặc tương tự với NH đã đăng ký trước đó hay không?

    Đánh giá NH trong các điều kiện bảo hộ như khả năng phân biệt, dấu hiệu không được pháp luật bảo hộ, ... 

    Bước 3: Tư vấn và đưa ra phương án bảo vệ tối ưu cho khách hàng và tiết kiệm chi phí.

    Thông báo cho khách hàng kết quả tìm kiếm và tư vấn phương án bảo vệ bằng văn bản rõ ràng, chi tiết. Trong đó đưa ra ý kiến phân tích và khuyến nghị về các phương án bảo vệ.

    Bước 4: Soạn hồ sơ và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

    Soạn thảo, kê khai hồ sơ theo quy định và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ.

    Bước 5: Theo dõi đơn và hỗ trợ khách hàng phản hồi Cục SHTT (nếu có).

    Theo dõi quá trình nộp đơn để Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định và thông báo cho khách hàng. Đồng thời tư vấn và hỗ trợ khách hàng phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ.

    Bước 6: Nhận văn bằng và bàn giao cho quý khách hàng.

    Monday VietNam sẽ tiến hành bàn giao Văn bằng bảo hộ đến Quý khách một cách nhanh chóng và an toàn. Đồng thời cũng hoàn tất các hoạt động bàn giao theo đúng như hợp đồng dịch vụ đã ký kết.

         Tài liệu cần cung cấp

    1. Mẫu logo/nhãn hiệu.

    2. CMND/CCCD hoặc GPKD/GPTL của chủ đơn.

    3. Sản phẩm/dịch vụ bảo hộ.

         Chi phí thực hiện

     

         Thời gian thực hiện

    Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, tổng thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam là 12 tháng (kể từ ngày nộp đơn đăng ký). Tuy nhiên, thực tế hiện nay, thời gian sẽ phải kéo dài từ 16-24 tháng, tùy thuộc vào số lượng hồ sơ đăng ký, sự phản đối của các bên liên quan, sự xử lý của cơ quan nhà nước và một số yếu tố khác.

    >>> Tư vấn xử lý xâm phạm quyền SHCN

    Quyền đối với giống cây trồng

  • Quyền đối với giống cây trồng

    Bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là một hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi và khuyến khích sự sáng tạo của các nhà nghiên cứu, nhà lai tạo, chủ sở hữu giống cây trồng. Để được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, giống cây trồng phải thuộc danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ và có các đặc điểm mới, khác biệt, đồng nhất và ổn định. Giống cây trồng cũng phải có tên phù hợp với quy định của pháp luật.

    Khái niệm

    "Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch." (khoản 3 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành).

    Theo đó:

    Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.

    Vật liệu nhân giống là cây hoặc bộ phận của cây có khả năng phát triển thành một cây mới dùng để nhân giống hoặc để gieo trồng.

    Vật liệu thu hoạch là cây hoặc bộ phận của cây thu được từ việc gieo trồng vật liệu nhân giống.

    Theo đó, Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

     

    Tại sao cần đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng?

    Đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là một hoạt động quan trọng để bảo vệ lợi ích của các nhà chọn giống, khuyến khích sự đầu tư và sáng tạo trong lĩnh vực trồng trọt, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

    Đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng không chỉ là một biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền lợi của các nhà chọn giống mà còn là một cách để ghi nhận và công nhận công lao của họ trong việc tạo ra những giống cây trồng mới có giá trị cao cho nền nông nghiệp Việt Nam. 

    Ngoài ra, việc bảo hộ quyền đối với giống cây trồng cũng là một yêu cầu của các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam là thành viên, như Hiệp định về các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS) và Hiệp ước quốc tế về bảo hộ các giống cây trồng (UPOV).

    Do đó, việc đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là một nhiệm vụ cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà chọn giống và nền nông nghiệp Việt Nam.

     

    Cơ quan đăng ký, tiếp nhận đơn đăng ký

    Đơn vị có quyền phê duyệt, cấp, thay đổi, thu hồi bằng bảo hộ giống cây trồng là Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Người đăng ký có thể nộp hồ sơ tại các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các Sở này sẽ chuyển hồ sơ lên Cục Trồng trọt để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

     

    Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

         Thành phần hồ sơ

    Tài liệu tối thiểu bao gồm:

    1. Tờ khai đăng ký theo mẫu.

    2. Ảnh chụp và tờ khai kỹ thuật theo mẫu.

    3. Các giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên, quyền đăng ký.

    4. Giấy ủy quyền (nếu đại diện thực hiện thủ tục).

    5. Chứng từ nộp phí và lệ phí.

         Thời hạn xử lý

    Kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ theo trình tự sau:

    Giai đoạn thẩm định hình thức: 15 ngày kể từ ngày nhận đơn

    Trong giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, kiểm tra các tài liệu kèm theo đơn và tính hợp lệ của đơn theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản hướng dẫn. Nếu đơn không phù hợp, tùy vào từng trường hợp đơn yêu cầu sẽ bị từ chối hoặc sửa đổi, bổ sung.

    Giai đoạn đăng công bố đơn hợp lệ trên tạp chí: 90 ngày kể từ ngày đơn được chấp nhận

    Giai đoạn thẩm định nội dung: 90 ngày kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm

    Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu thẩm định về hình thức thì đơn yêu cầu sẽ được thẩm định về mặt nội dung. Thẩm định về mặt nội dung là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm xem xét giống cây trồng được đăng ký có đáp ứng được các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật hay không.

    Qua 03 giai đoạn trên, nếu giống cây trồng đáp ứng điều kiện bảo hộ thì cơ quan bảo hộ giống cây trồng trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn ký quyết định cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng và công bố tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng.

         Hình thức nộp đơn

    Để đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, người đăng ký phải nộp một hồ sơ gồm các mẫu đơn theo quy định và các tài liệu chứng minh tính mới, khác biệt, đồng nhất và ổn định của giống cây trồng. Hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính cho Cục Trồng trọt hoặc Văn phòng Đại diện của Cục Trồng trọt.

    Quy trình đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng tại Monday VietNam

     

    >>> Tư vấn xử lý xâm phạm quyền SHCN

Vì sao nên chọn Monday VietNam khi cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?

Monday VietNam tự hào là đơn vị tư vấn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam.

Monday VietNam có đội ngũ chuyên gia, luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và pháp luật doanh nghiệp, được đào tạo và tốt nghiệp tại các trường đại học, học viện uy tín.

Monday VietNam cam kết cung cấp các dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đa dạng và chất lượng, bao gồm: đăng ký bản quyền, nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; tư vấn xử lý xâm phạm; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ; thành lập doanh nghiệp; tư vấn pháp lý nội bộ; phòng pháp lý thuê ngoài; dịch vụ luật sư doanh nghiệp; …

Với phương thức làm việc chuyên nghiệp và minh bạch, giúp cho khách hàng có thể theo dõi được tiến trình xử lý hồ sơ, chi phí dịch vụ và kết quả đạt được, Monday VietNam còn đảm bảo chính sách bảo mật thông tin khách hàng và các đối tượng sở hữu trí tuệ.

Không chỉ đưa ra giải pháp về mặt bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Monday VietNam còn giúp doanh nghiệp thống kê, nhận diện các đơn vị tài sản trí tuệ của mình, chủ động xây dựng cơ chế bảo vệ, bảo mật.

Monday VietNam với sứ mệnh đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, góp phần xây dựng thương hiệu doanh nghiệp vững mạnh và an toàn.

Văn Phòng luật sư MDVN & ASSOCIATE

  • E-mail: Vpls.MDVN@phaplycongty.com
  • Hotline: 08 1900 2600
  • Trụ sở: Tầng 5, Toà nhà Thuỷ Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
  • Tây Nguyên: 124 Ngô Quyền, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, ĐakLak.
  • Hà Nội: Tầng 5, Số 4, Ngõ 81 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa.