Vốn góp doanh nghiệp là gì?

Trong kinh tế mà đặc thù là lĩnh vực kế toán, khi bàn về vốn doanh nghiệp thì điều liên tưởng trước tiên là thuật ngữ “nguồn vốn” và điều không phải chứng minh là nguồn vốn luôn bằng tài sản. Trong đó, nguồn vốn bằng vốn chủ sở hữu cộng nợ phải trả. Tuy nhiên, ở góc độ pháp lý, vốn doanh nghiệp nghĩa là vốn điều lệ và chỉ là vốn chủ sở hữu mà thôi. Vì lẽ đó tài sản góp vốn không là tài sản được nêu trên bảng cân đối kế toán.

Căn cứ khoản 34, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2020 thì vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Nói về ý nghĩa của vốn điều lệ thì đây là nội dung bắt buộc khi thành lập doanh nghiệp và cũng là cơ sở xác định nghĩa vụ tài chính khi trách nhiệm pháp lý bất lợi phái sinh.


Tài sản nào sử dụng để góp vốn?

1. Góp vốn là gì?

Căn cứ theo khoản 18, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2020 thì góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập. Hoạt động góp vốn được coi là hoàn tất khi tài sản được đăng ký (trường hợp tài sản phải đăng ký) hoặc khi tài sản được chuyển giao (tài sản không phải đăng ký); và thông tin người góp vốn được ghi nhận vào sổ đăng ký thành viên/sổ đăng ký cổ đông (nếu pháp luật có quy định).

2. Tài sản góp vốn gồm những loại nào?

Căn cứ theo khoản 1, Điều 34, Luật Doanh nghiệp 2020 thì tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. 

Cụm từ tài sản khác trong trường hợp này nghĩa là không giới hạn loại tài sản được góp vào doanh nghiệp, miễn là nó được định giá bằng đồng tiền Việt Nam.


Những trường hợp hạn chế góp vốn?

1. Hạn chế góp vốn do không đáp ứng điều kiện

Luật Doanh nghiệp hiện hành có đề cập rằng một chủ thể khi muốn góp vốn phải đảm bảo rằng chủ thể đó là chủ sở hữu hay có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản. Như vậy, trường hợp góp vốn không phải tài sản của mình sẽ không được ghi nhận theo quy định pháp luật. Minh họa như việc vợ dùng quyền sử dụng đất của chồng để góp vốn vào công ty thì việc góp vốn đó không có giá trị.

2. Hạn chế góp vốn do bị loại trừ quyền góp vốn 

Những trường hợp chủ thể bị loại trừ quyền góp vốn bao gồm:

  1. Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  2. Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Định giá tài sản góp vốn như thế nào?

1. Định giá tài sản góp vốn trước khi thành lập doanh nghiệp

Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

2. Định giá tài sản trong quá trình vận hành doanh nghiệp

Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

>> Xem thêm: Tài sản của doanh nghiệp


Chứng từ góp vốn lưu giữ tại doanh nghiệp

Một số chứng từ có giá trị chứng cứ cho việc góp vốn bao gồm:

  1. Biên bản giao nhận tài sản góp vốn.
  2. Giấy chứng nhận phần vốn góp.
  3. Biên bản định giá tài sản góp vốn.
  4. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc góp vốn đối với tài sản có đăng ký.

Vì sao nên chọn Monday Vietnam khi cần được tư vấn về góp vốn và thành lập doanh nghiệp

Bạn nên chọn Monday Vietnam khi thực hiện thủ tục chia, tách doanh nghiệp vì:

  • Monday Vietnam là một trong những nhà tư vấn bảo hộ tài sản trí tuệ và tư vấn doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực này.
  • Monday Vietnam cung cấp dịch vụ đăng ký doanh nghiệp trọn gói, bao gồm tư vấn, soạn thảo, kiểm tra hợp đồng, đại diện và nộp/nhận kết quả.
  • Monday Vietnam luôn cam kết mang lại cho khách hàng những dịch vụ chất lượng cao, chi phí hợp lý và thời gian nhanh chóng.
  • Monday Vietnam có đội ngũ luật sư và chuyên gia giàu kinh nghiệm, am hiểu về các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp và những hoạt động nội bộ cụ thể.
  • Monday Vietnam còn có mạng lưới đối tác ở nhiều quốc gia trên thế giới, giúp cho khách hàng có thể mở rộng phạm vi hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ở mức tối đa.

Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn giải pháp phù hợp và báo phí chi tiết ngay hôm nay nhé!


 

MDVN & ASSOCIATE

  • E-mail: phaply@mondayvietnam.com
  • Hotline: 08 1900 2600
  • Trụ sở: 25 Bis Nguyễn Văn Thủ, Phường ĐaKao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Tây Nguyên: 124 Ngô Quyền, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, ĐakLak.
  • Hà Nội: Tầng 5, Số 4, Ngõ 81 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa.
  • Miền Trung: 4/4/113 Trần Phú, Phường Phước Vĩnh, Thành phố Huế.