Cùng với sự phát triển và thay đổi trong mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, việc điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh (ĐKKD) là việc cần làm đối với nhiều tổ chức và doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đào sâu vào các vấn đề và quy trình cần thiết khi đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận ĐKKD, cùng những lưu ý quan trọng.

>>> Dịch vụ Tư vấn pháp lý doanh nghiệp theo vụ việc

Đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận ĐKKD

  • Thay đổi tên công ty

    Thay đổi tên công ty

    1. Tên công ty

    Tên công ty là một thông tin quan trọng xác định danh tính của một doanh nghiệp, được ghi chép trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nó giúp phân biệt các doanh nghiệp và có vai trò quan trọng trong việc xác định thương hiệu của họ. Trước khi tiến hành đăng ký doanh nghiệp, việc lựa chọn tên công ty phải tuân theo quy định của pháp luật và phù hợp với bản sáng tạo của doanh nghiệp.

    Việc thay đổi tên công ty có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm sự thay đổi trong hình thức kinh doanh, chuyển nhượng công ty cho người khác, hoặc quan niệm phong thủy. Quyết định này có thể dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp hoặc theo yêu cầu của cơ quan chức năng, ví dụ như khi tên công ty vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.

    2. Thủ tục thay đổi tên công ty.

    Thủ tục thay đổi tên công ty sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

    Bước 1: Lựa chọn tên công ty mới 

    Doanh nghiệp sẽ lựa chọn cách đặt tên công ty mới theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp

    Bước 2: Tra cứu tên công ty mới để đánh giá khả năng đăng ký

    việc tra cứu tên công ty trước khi đăng ký thay đổi tên mới là một bước quan trọng để đảm bảo tính duy nhất của tên mới và tránh xảy ra tình trạng trùng tên hoặc gây nhầm lẫn với công ty khác đã đăng ký trước đó. 

    Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi tên công ty. Hồ sơ gồm:

    - Quyết định của hội đồng quản trị/chủ sở hữu/ hội đồng thành viên về việc thay đổi tên;

    - Biên bản họp của hội đồng quản trị/ hội đồng thành viên về việc thay đổi tên;

    - Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, cụ thể về việc thay đổi tên;

    - Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục (trong trường hợp người đại diện không trực tiếp thực hiện thủ tục)

    Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi đến Phòng Đăng ký kinh doanh

    Hồ sơ sẽ được nộp tới phòng đăng ký kinh doanh của tỉnh/thành phố mà công ty đặt trụ sở thông qua cổng thông tin trực tuyến về doanh nghiệp để được thẩm định nội dung.

    Bước 5: Phòng Đăng ký kinh doanh thẩm định hồ sơ đăng ký thay đổi

    Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, chuyên viên sẽ thẩm định hồ sơ doanh nghiệp và trả kết quả trong vòng 3 ngày làm việc.

    Thay đổi địa chỉ trụ sở công ty

  • Thay đổi địa chỉ trụ sở công ty

    Thay đổi địa chỉ trụ sở công ty

    1. Quy định về địa chỉ trụ sở công ty

    Quy định về địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp được quy định rõ trong Luật Doanh nghiệp năm 2020, Điều 42 như sau: “Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).”

    Theo đó, địa chỉ trụ trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    Quy định về việc đặt địa chỉ trụ sở chính của công ty: Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 80 Nghị định 96/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở năm 2014 thì: Trường hợp trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được cấp có ghi trụ sở chính là nhà chung cư hoặc nhà tập thể thì doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thủ tục đổi địa chỉ trụ sở chính sang địa điểm khác.

    2. Điều kiện về trụ sở công ty

    - Doanh nghiệp có địa chỉ trụ sở chính tại Chung cư thì chung cư đó phải có chức năng cho thuê văn phòng, phải có giấy tờ chứng minh về việc sử dụng chung cư đó làm văn phòng công ty.

    - Trụ sở công ty cần có giấy chứng minh hợp pháp về quyền sở hữu,  quyền sử dụng địa chỉ làm địa chỉ trụ sở công ty.

    - Đối với các địa chỉ khác, doanh nghiệp phải có giấy tờ chứng minh hợp pháp về quyền sử dụng địa chỉ làm địa chỉ trụ sở công ty.

    3. Thủ tục thay đổi Địa Chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp

    Hồ sơ thay đổi địa chỉ công ty bao gồm 02 trường hợp:

    + Trường hợp thứ nhất: Thay đổi địa chỉ trụ sở chính cùng quận, huyện hoặc thành phố trực thuộc tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.

    + Trường hợp thứ hai: Thay đổi địa chỉ công ty khác quận, huyện hoặc thành phố nơi doanh nghiệp đã đăng ký.

    3.1 Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty cùng quận/huyện

    Công ty thay đổi địa chỉ trong phạm vi quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh làm thay đổi thông tin quản lý đăng ký kinh doanh và thông tin đăng ký thuế nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế.

    Do vậy, trường hợp này, công ty chỉ cần thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở.

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:

    - Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (Phụ lục II-1 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

    - Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;

    - Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

    - Trường hợp không phải người đại diện theo pháp luật hoặc chủ sở hữu của doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ thì cần có Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh kèm theo bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý 

    Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi đến Phòng Đăng ký kinh doanh

    Hồ sơ sẽ được nộp tới phòng đăng ký kinh doanh của tỉnh/thành phố mà công ty đặt trụ sở thông qua cổng thông tin trực tuyến về doanh nghiệp để được thẩm định nội dung.

    Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh thẩm định hồ sơ đăng ký thay đổi

    Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, chuyên viên sẽ thẩm định hồ sơ doanh nghiệp và trả kết quả trong vòng 3 ngày làm việc.

    3.2 Thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở sang quận khác, tỉnh/thành phố khác

    Trước khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.

    Theo đó, doanh nghiệp cần phải thực hiện các thủ tục như sau:

    Bước 1: Nộp hồ sơ lên Chi cục thuế cũ để chốt thuế. Hồ sơ gồm:

    Hồ sơ gồm:

    - Mẫu 09-MST do cơ quan thuế cấp;

    - Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

    - Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;

    - Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

    - Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục thay đổi trụ sở công ty.

    Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.

    Bước 2: Thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh

    Bước 3: Thủ tục thông báo với cơ quan thuế về việc thay đổi trụ sở và các vấn đề liên quan đến sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (VAT).

    Trường hợp con dấu của công ty có thông tin địa chỉ cũ thì cần khắc lại con dấu.

  • Thay đổi người đại diện theo pháp luật

    Thay đổi người đại diện theo pháp luật

    1. Người đại diện pháp luật

    Điều 12 của Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa rõ ràng về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    2. Thủ tục thay đổi người đại diện pháp luật

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật. Hồ sơ gồm:

    Hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần:

    Theo khoản 1 Điều 50 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần bao gồm:

    - Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật mẫu Phụ lục II-2 ban hành kèm theo  Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

    - Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật mới;

    - Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà cần các loại giấy tờ sau:

    + Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

    + Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;

    + Nghị quyết và bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty;

    Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật không làm thay đổi nội dung của Điều lệ công ty ngoài nội dung họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty quy định tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020.

    Bước 2: Nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính qua cổng thông tin điện tử quốc gia

    Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong vòng 3 ngày làm việc.

  • Thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên

    Thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên

    1. Trường hợp thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên

    Công ty sẽ phải nhanh chóng thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu của công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi; do thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Chủ sở hữu công ty thực hiện chuyển nhượng hoặc tặng cho toàn bộ vốn góp của mình cho một cá nhân hay một tổ chức nào khác.

    - Một cá nhân hoặc một tổ chức được nhận thừa kế toàn bộ vốn góp của chủ sở hữu công ty.

    Các trường hợp này, nếu có nhiều hơn một cá nhân, tổ chức nhận chuyển nhượng, tặng cho hoặc nhận thừa kế; thì công ty phải thực hiện đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp do đã có nhiều hơn một chủ sở hữu công ty - xem chi tiết tại các công việc "Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên"; "Chuyển đổi thành công ty cổ phần".

    Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân hoặc một tổ chức thì người nhận chuyển nhượng phải nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.

    2. Thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên

    Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

    1. Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty (mẫu Phụ lục II-4 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT) do chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu cũ và chủ sở hữu mới hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới ký;

    2. Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là cá nhân hoặc bản sao Giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người được ủy quyền và bản sao Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là tổ chức. Đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

    Các loại giấy tờ cá nhân theo pháp luật quy định:

    - Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

    - Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

    - Đối với thành viên là các tổ chức: Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác

    1. Bản sao Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty có thể thuộc Điều lệ sửa đổi, bổ sung trong trường hợp chủ sở hữu của công ty sau khi thay đổi là cá nhân hoặc Điều lệ sửa đổi, bổ sung trong trường hợp chủ sở hữu của công ty sau khi thay đổi là tổ chức

    2. Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp  hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng phần vốn góp;

    3. Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

    4. Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực; kèm theo bản sao hợp lệ các loại giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền.

    Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.

    Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

  • Thay đổi vốn điều lệ

    Thay đổi vốn điều lệ

    1. Trường hợp đăng ký thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp

    - Trường hợp 1: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần đăng ký thay đổi vốn điều lệ, công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính;

    - Trường hợp 2: Công ty đăng ký thay đổi phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.

    - Trường hợp 3: Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ, đồng thời giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần, kèm theo Thông báo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

    2. Hồ sơ đăng ký thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp

    Tại Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký thay đổi vốn điều lệ, phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp như sau:

    Trường hợp 1

    Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần đăng ký thay đổi vốn điều lệ, công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

    - Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

    - Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc tay đổi vốn điều lệ;

    - Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

    Trường hợp 2

    Trường hợp công ty đăng ký thay đổi phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

    - Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

    - Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong đó không bao gồm nội dung kê khai về thành viên góp vốn.

    Các danh sách phải bao gồm chữ ký của các thành viên có phần vốn góp thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên có phần vốn góp không thay đổi;

    - Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho phần vốn góp;

    - Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

    Trường hợp 3

    Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ, đồng thời giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần, kèm theo Thông báo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký tăng vốn điều lệ phải có các giấy tờ sau đây:

    - Nghị quyết và bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông về việc chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần;

    - Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần.

    3. Quy định bắt buộc khi giảm vốn điều lệ doanh nghiệp

    Trường hợp giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.

    Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký giảm vốn điều lệ phải kèm theo báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.

    Khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp về tăng, giảm vốn điều lệ như sau:

    a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;

    b) Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 Luật Doanh nghiệp;

    Lưu ý: Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

  • Các nội dung khác trong hồ sơ

    1. Các thông tin khác cần làm thủ tục đăng ký thay đổi nội dung ĐKDN

    Doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện việc cập nhật, bổ sung thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của mình, bao gồm các thông tin: số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (email), trang thông tin điện tử (website) của công ty, địa chỉ của công ty do thay đổi về địa giới hành chính, thông tin về chứng minh nhân dân, địa chỉ của cá nhân trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Việc bổ sung thông tin số điện thoại của công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là bắt buộc (Trường hợp công ty không bổ sung thông tin về số điện thoại của công ty thì hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp được coi là không hợp lệ).

    2. Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung ĐKDN

    Thành phần hồ sơ:

    1. Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
    2. Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
    3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):

    - Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

    - Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

    Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đã đăng ký

    Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    Trường hợp thông tin đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bị thiếu hoặc chưa chính xác so với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy do quá trình chuyển đổi dữ liệu, Phòng Đăng ký kinh doanh hướng dẫn công ty cổ phần hoặc trực tiếp bổ sung, cập nhật thông tin theo quy định.

Thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh

  • Thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh

    Thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh

    1. Ngành, nghề kinh doanh

    Hiện tại, vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về ngành và nghề kinh doanh trong pháp luật. Tuy nhiên, Quyết định 27/2018/QĐ-TTg đã đề cập đến hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và kèm theo đó là Phụ lục quy định danh sách mã ngành nghề kinh doanh.

    Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định rằng doanh nghiệp có quyền:

    - Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.

    - Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

    Điều này có nghĩa là, doanh nghiệp có quyền tự do lựa chọn một trong các ngành nghề kinh doanh được quy định trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng và phát triển, họ hoàn toàn có quyền thay đổi hoặc bổ sung ngành, nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật.

    2. Trình tự thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

    2.1. Hồ sơ thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh

    Khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

    Hồ sơ thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh gồm:

    - Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo  Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

    - Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.

    2.2. Trình tự thực hiện thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh

    Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi đến Phòng Đăng ký kinh doanh

    Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính qua cổng thông tin trực tuyến về doanh nghiệp để được thẩm định nội dung.

    Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

    - Cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ.

    - Trong trường hợp hồ sơ đủ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ tiếp thành thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

    - Trong trường hợp chưa đủ giấy tờ, cán bộ giải thích lý do trả hồ sơ và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung giấy tờ theo quy định.

    Bước 3: Nhận kết quả

    - Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, chuyên viên sẽ thẩm định hồ sơ doanh nghiệp và trả kết quả trong vòng 3 ngày làm việc.

    - Doanh nghiệp nhận kết quả là Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thông qua dịch vụ bưu chính.

  • Thông tin về thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên

    Thông tin về thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên

    1. Các trường hợp thực hiện thủ tục thay đổi thành viên góp vốn trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên

    1. Tiếp nhận thêm thành viên mới vào công ty.

    2. Chuyển nhượng một phần hay toàn bộ phần vốn cho cá nhân, tổ chức khác.

    3. Thay đổi thành viên do thừa kế.

    4. Có thành viên không thực hiện đúng nghĩa vụ về thời hạn góp vốn và phần vốn góp.

    5. Thành viên tặng cho phần vốn góp.

    2. Hồ sơ thay đổi thông tin thành viên góp vốn công ty TNHH 2 thành viên trở lên

    Tiếp nhận thêm thành viên mới

    Hồ sơ thay đổi do tiếp nhận thêm thành viên như sau :

    - Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo  Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);.

    - Biên bản họp Hội đồng thành viên về việc tiếp nhận thành viên mới.

    - Quyết định của Hội đồng thành viên về việc tiếp nhận thành viên mới.

    - Văn bản xác nhận của công ty về việc góp vốn của thành viên mới.

    - Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau của thành viên mới :

    Nếu là cá nhân cần bản sao hợp lệ các Giấy tờ chứng thực cá nhân như : Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu.

    Nếu là tổ chức cần có bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương kèm theo văn bản ủy quyền, bản sao hợp lệ các Giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền đại diện cho tổ chức.

    - Văn bản chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của Sở Kế hoạch và Đầu tư nếu thành viên mới là nhà đầu tư nước ngoài.

    Chuyển nhượng phần vốn góp

    Hồ sơ thay đổi do chuyển nhượng phần vốn góp gồm có :

    - Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

    - Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp.

    - Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau của thành viên mới :

    Nếu là cá nhân cần bản sao hợp lệ các Giấy tờ chứng thực cá nhân như : Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu.

    Nếu là tổ chức cần có bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương kèm theo văn bản ủy quyền, bản sao hợp lệ các Giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền đại diện cho tổ chức.

    - Văn bản chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của Sở Kế hoạch và Đầu tư nếu thành viên mới là nhà đầu tư nước ngoài.

    Thay đổi thành viên do thừa kế

    Khi có thành viên công ty mất thì phần vốn góp đó sẽ được người thừa kế hợp pháp tiếp nhận và hồ sơ thay đổi thành viên do thừa kế như sau :

    - Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

    - Bản sao công chứng văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế.

    - Bản sao hợp lệ Giấy tờ chứng thực cá nhân của người thừa kế.

    Thành viên không thực hiện đúng cam kết góp vốn

    Hồ sơ thay đổi khi thành viên không thực hiện đúng cam kết góp vốn như sau :

    - Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

    - Biên bản họp Hội đồng thành viên về việc thay đổi thành viên do không thực hiện cam kết góp vốn.

    - Quyết định của Hội đồng thành viên về việc thay đổi thành viên do không thực hiện cam kết góp vốn.

    - Danh sách thành viên còn lại của công ty.

    Thay đổi do thành viên cho tặng phần vốn góp

    Hồ sơ thay đổi do thành viên cho tặng phần vốn góp như sau :

    - Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

    - Hợp đồng tặng cho phần vốn góp.

    - Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau của thành viên mới :

    Nếu là cá nhân cần bản sao hợp lệ các Giấy tờ chứng thực cá nhân như : Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu.

    Nếu là tổ chức cần có bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương kèm theo văn bản ủy quyền, bản sao hợp lệ các Giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền đại diện cho tổ chức.

    Về trình tự thực hiện thủ tục thay đổi thông tin thành viên góp vốn trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên tương tự với trình tự thay đổi, bổ sung ngành, nghề trên.

  • Thay đổi thông tin về cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần

    Thay đổi thông tin về cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần

    1. Thay đổi cổ đông trong công ty cổ phần

    Khi thay đổi cổ đông sáng lập hoặc cổ đông góp vốn thông thường, doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục chuyển nhượng và lưu trữ hồ sơ nội bộ công ty, không cần thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh. 

    Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Điều 113 Luật Doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.

    2. Hồ sơ thông báo thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần

    Trường hợp thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập quy định tại khoản 2 Điều này, công ty gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

    a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

    b) Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần, trong đó không bao gồm thông tin về cổ đông sáng lập chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua.

    Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, cập nhật thông tin của cổ đông sáng lập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

    Như vậy, chỉ khi thuộc trường hợp nêu trên thì mới làm thủ tục thay đổi thông tin với Phòng đăng ký kinh doanh, những trường hợp thay đổi còn lại thì mình chỉ cần thực hiện cập nhật kịp thời thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan theo quy định tại Điều lệ công ty là được.

  • Thông tin về Thuế

    Thông tin về Thuế

    1. Trường hợp thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế

    Trường hợp có sự thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không làm thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, thì công ty cổ phần phải nhanh chóng thực hiện thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.

    Nếu công ty cổ phần thay đổi địa chỉ trụ sở của mình mà dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp thì công ty phải thông báo với cơ quan thuế đang quản lý trực tiếp.

    2. Thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế

    Thành phần hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký thuế

    (1) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

    (2) Đối với các công ty đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì nộp kèm theo:

    - Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;

    - Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế của công ty;

    - Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục II-14 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).

    (3) Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

    (4) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):

    - Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

    - Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

    Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.

    Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Monday VietNam cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục thay đổi nội dung đăng ký Doanh nghiệp

Các thủ tục thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp, đặc biệt là đối với ngành, nghề kinh doanh, vốn góp, thành viên/cổ đông khá phức tạp do các rào cản về mặt pháp lý. Điều này làm cho việc tự thực hiện thủ tục trở nên khó khăn, mất thời gian hoặc thậm chí là không hiệu quả. 

Bằng việc hỗ trợ tư vấn, chuẩn bị tài liệu và thực hiện từng bước quy trình, Monday Vietnam cam kết mang đến cho doanh nghiệp sự đồng hành chuyên nghiệp và hiệu quả. Chúng tôi giúp doanh nghiệp thực hiện thay đổi nhanh chóng, chính xác và tuân thủ quy định, giúp tối ưu hoá hoạt động kinh doanh và đảm bảo tuân thủ pháp luật một cách tốt nhất.

Rate this post

Văn Phòng luật sư MDVN & ASSOCIATE

  • E-mail: Vpls.MDVN@phaplycongty.com
  • Hotline: 08 1900 2600
  • Trụ sở: Tầng 5, Toà nhà Thuỷ Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
  • Tây Nguyên: 124 Ngô Quyền, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, ĐakLak.
  • Hà Nội: Tầng 5, Số 4, Ngõ 81 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa.