Đơn vị phụ thuộc 

Đơn vị phụ thuộc trong doanh nghiệp là gì? 

– Đơn vị phụ thuộc trong doanh nghiệp là một đơn vị hạch toán không có tư cách pháp nhân và phải tuân theo sự quản lý, chỉ đạo hoặc hỗ trợ của doanh nghiệp mẹ.

– Đơn vị phụ thuộc trong doanh nghiệp có thể là các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị trực thuộc hoạt động kinh doanh, các đơn vị trực thuộc không hoạt động kinh doanh và các đơn vị khác được thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Cơ cấu

Đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp gồm chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tại Điều 44 luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa cấu trúc đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp như sau:

  • Chi nhánh:

Là đơn vị phụ thuộc được doanh nghiệp thành lập tại một địa điểm nhất định nhằm mục đích thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp tùy vào sự ủy quyền.

  • Văn phòng đại diện:

Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó ( văn phòng đại diện không có chức năng thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp)

  • Địa điểm kinh doanh:

Là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Phân biệt các đơn vị phụ thuộc theo Luật Doanh nghiệp

Phạm vi hoạt động 

  • Chi nhánh:

– Chi nhánh có mã số thuế, con dấu riêng và đăng ký ngành nghề theo ngành nghề của doanh nghiệp.

Tóm lại, chi nhánh được phép tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra doanh thu và các nhiệm vụ mà doanh nghiệp ủy quyền.

  • Văn phòng đại diện:

– Doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại diện ở trong nước hoặc nước ngoài và được đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.

  • Địa điểm kinh doanh:

– Là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động mua bán sản phẩm, dịch vụ. Địa điểm kinh doanh có thể khác địa chỉ đăng ký trụ sở chính.

Vấn đề kê khai thuế, hạch toán kế toán

  • Chi nhánh:

– Chi nhánh công ty có thể chọn lựa hình thức hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập, khi đó:

Chi nhánh hạch toán độc lập: kê khai thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNCN, lệ phí môn bài (thuế môn bài) tại cơ quan thuế quản lý chi nhánh (tương tự như doanh nghiệp);

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:

+ Chi nhánh cùng tỉnh với trụ sở chính: kê khai và nộp tiền lệ phí môn bài, thuế GTGT tại cơ quan thuế của trụ sở chính;

+ Chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính: kê khai và nộp tiền lệ phí môn bài, thuế GTGT tại cơ quan thuế nơi đặt chi nhánh.

*Lưu ý: Chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng hoặc khác tỉnh với trụ sở chính đều không phải nộp hồ sơ kê khai thuế TNDN, mà kê khai tập trung tại cơ quan thuế nơi đặt trụ sở chính và kê khai thuế TNCN tại cơ quan quản lý thuế nơi đặt chi nhánh.

  • Văn phòng đại diện:

– Văn phòng đại diện hoạt động với mục đích đại diện, tiếp thị, tìm hiểu thị trường, nếu không tham gia sản xuất, kinh doanh, không có thu nhập từ bán hàng hóa, dịch vụ thì không phải phát hành hóa đơn, không sử dụng hóa đơn và không đóng lệ phí môn bài;

– Văn phòng đại diện phải nộp hồ sơ khai thuế hàng tháng (quý) đối với những sắc thuế văn phòng đại diện phát sinh phải nộp/nộp thay;

– Văn phòng đại diện có trách nhiệm khấu trừ và kê khai thuế TNCN đối với tiền công, tiền lương của nhân viên tại văn phòng đại diện (nếu có).

*Lưu ý: Việc khấu trừ và kê khai thuế của văn phòng đại diện sẽ được thực hiện tập trung tại trụ sở chính.

  • Địa điểm kinh doanh:

– Địa điểm kinh doanh là nơi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa nên phải nộp lệ phí môn bài và thuế GTGT.

– Địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở chính thì doanh nghiệp kê khai, đóng thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp;

– Địa điểm kinh doanh không cùng tỉnh với trụ sở chính thì kê khai, đóng thuế tại cơ quan quản lý thuế tại địa điểm kinh doanh;

– Địa điểm kinh doanh không có mã số thuế riêng, khi hạch toán thuế địa điểm kinh doanh phải hạch toán phụ thuộc theo hình thức kê khai tập trung.

>>> Hồ sơ khai thuế ban đầu

Mục đích mở rộng các đơn vị phụ thuộc

  • Tận dụng các cơ hội kinh doanh trên các thị trường mới, ở nhiều khu vực lãnh thổ khác nhau trên cả nước hoặc quốc tế.

  • Doanh nghiệp có thể tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng, đối tác kinh doanh, nguồn cung ứng và nguồn nhân lực hơn.

  • Doanh nghiệp có thể phân phối sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả hơn, tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tùy theo loại hình và mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp có thể lựa chọn các loại đơn vị phụ thuộc khác nhau như chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh,…

– Nếu DN của bạn muốn thành lập thêm đơn vị trực thuộc chỉ với chức năng đại diện, không thực hiện chức năng kinh doanh: DN có thể cân nhắc thành lập Văn phòng đại diện để tránh việc thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế.

– Nếu DN của bạn muốn mở rộng kinh doanh mà chỉ có chức năng kinh doanh, không có chức năng đại diện: thì DN có thể lựa chọn thành lập địa điểm kinh doanh.

– Nếu DN của bạn muốn mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, có cả chức năng đại diện theo uỷ quyền: thì DN nên thành lập chi nhánh.

Quy trình mở rộng đơn vị phụ thuộc

Quy trình mở rộng đơn vị phụ thuộc bao gồm:

  • Bước 1: Lập kế hoạch mở rộng đơn vị phụ thuộc, bao gồm xác định mục tiêu, phạm vi, nguồn lực, thời gian và chi phí cho việc mở rộng.

  • Bước 2: Lựa chọn loại hình đơn vị phụ thuộc phù hợp với kế hoạch mở rộng dựa trên các tiêu chí như chức năng hoạt động, loại hình và mục tiêu hoạt động, nơi thành lập và quyền hạn của đơn vị phụ thuộc

  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký hoạt động của đơn vị phụ thuộc, bao gồm thông báo đăng ký hoạt động, quyết định thành lập và bổ nhiệm người đứng đầu, ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký và các giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền

  • Bước 4: Nộp hồ sơ tại phòng Đăng ký kinh doanh sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố nơi đặt trụ sở của đơn vị phụ thuộc. Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của đơn vị phụ thuộc là 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

  • Bước 5: Thực hiện các thủ tục liên quan khác sau khi có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của đơn vị phụ thuộc, như khai báo thuế, làm con dấu, mở tài khoản ngân hàng, tuyển dụng nhân sự và bắt đầu hoạt động kinh doanh.

Việc đăng ký mở rộng các đơn vị phụ thuộc đòi hỏi chủ doanh nghiệp  cần chuẩn bị rất nhiều giấy tờ pháp lý. Đừng lãng phí thời gian vì giải quyết hồ sơ pháp lý, hãy để Monday VietNam xử lý toàn bộ thủ tục thành lập doanh nghiệp cho quý khách.

Quy trình dịch vụ của Monday VietNam

Khi sử dụng dịch vụ của Monday VietNam khách hàng sẽ được tư vấn về:

– Lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp;

– Các điều kiện để thành lập chi nhánh, Văn phòng đại diện, Địa điểm kinh doanh (Tên gọi, địa điểm trụ sở, ngành nghề kinh doanh,…)

– Tư vấn về quy trình, thủ tục thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh.

– Soạn thảo hồ sơ và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Phòng đăng ký kinh doanh.

Lý do chọn Monday VietNam

  • Monday VietNam đã có gần 10 năm kinh nghiệm chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp như tư vấn thành lập doanh nghiệp, thay đổi đăng ký doanh nghiệp, pháp lý nội bộ cho các thương hiệu lớn cả trong và ngoài nước.

  • Khi đến với Monday VietNam, quý khách hàng sẽ được phục vụ nhanh nhất; chi phí trọn gói và cạnh tranh nhất; được phục vụ tận nơi, tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển.

  • Monday VietNam sẽ tư vấn miễn phí trong thời gian thực hiện thủ tục, cam kết chịu trách nhiệm và giải quyết những vấn đề pháp lý sau khi sử dụng dịch vụ.

  • Với đội ngũ các chuyên gia, luật sư có chuyên môn cao đại diện tại ba miền, Monday VietNam sẽ nhanh chóng tư vấn, hỗ trợ tốt nhất cho mọi khách hàng.

Rate this post

Văn Phòng luật sư MDVN & ASSOCIATE

  • E-mail: Vpls.MDVN@phaplycongty.com
  • Hotline: 08 1900 2600
  • Trụ sở: Tầng 5, Toà nhà Thuỷ Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
  • Tây Nguyên: 124 Ngô Quyền, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, ĐakLak.
  • Hà Nội: Tầng 5, Số 4, Ngõ 81 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa.