Mở thủ tục phá sản

Phá sản doanh nghiệp

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Theo đó, doanh nghiệp, hợp tác xã bị xem là mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. (Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014)

Doanh nghiệp phá sản khi bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản, mà Tòa án chỉ ra quyết định sau quá trình xem xét theo yêu cầu doanh nghiệp phá sản. Nói cách khác, việc doanh nghiệp tự tuyên bố phá sản là không phù hợp với quy định của pháp luật và không có giá trị pháp lý.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp cũng không có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố chính nó phá sản.

>>> Tổ chức lại doanh nghiệp


Đối tượng có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Đối tượng có quyền mở thủ tục phá sản

Đối tượng có quyền mở thủ tục phá sản được quy định tại khoản 1, 2, 5, 6 Điều 5 Luật Phá sản 2014, bao gồm:

  • Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần 

  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở 

  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên và cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông đều trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng

  • Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã.

Đối tượng có nghĩa vụ mở thủ tục phá sản

Theo khoản 3, 4 Điều 5 Luật Phá sản 2014, các đối tượng có nghĩa vụ mở thủ tục phá sản như sau:

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã;

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.


Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

Theo khoản 1 Điều 42 Luật Phá sản 2014, trừ các trường hợp quy định tại Điều 105 theo thủ tục rút gọn, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Quyết định mở thủ tục phá sản

Căn cứ khoản 2, 3 Điều 42 Luật Phá Sản 2014:

  • Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

  • Trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

Trường hợp 2: Không mở thủ tục phá sản

Căn cứ khoản 5 Điều 42 Luật Phá Sản 2014:

  • Tòa án nhân dân ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã không có mất khả năng thanh toán.

  • Trong trường hợp này, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản; yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản đã bị tạm đình chỉ theo quy định tại Điều 41 Luật Phá sản 2014 được tiếp tục giải quyết.

 


Hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản

Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Phá sản 2014, cụ thể như sau:

  1. Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;

  2. Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Phá sản 2014;

  3. Từ bỏ quyền đòi nợ;

  4. Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trong đó, các giao dịch trên là vô hiệu và xử lý theo quy định tại Điều 60 Luật Phá sản 2014.


Monday VietNam cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ thủ tục phá sản doanh nghiệp

Trường hợp thực hiện thủ tục phá sản, quy trình phức tạp và yêu cầu pháp lý khắt khe thường gây khó khăn và thách thức cho các doanh nghiệp. Do đó, Monday VietNam cung cấp giải pháp toàn diện và đặc biệt tùy chỉnh, đáp ứng từng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp, giúp đơn giản hóa quy trình và tối ưu hóa kết quả. Với đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và am hiểu sâu về lĩnh vực này, chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng sự đồng hành đáng tin cậy trong quá trình giải quyết các vấn đề phá sản của doanh nghiệp.

Rate this post

Văn Phòng luật sư MDVN & ASSOCIATE

  • E-mail: Vpls.MDVN@phaplycongty.com
  • Hotline: 08 1900 2600
  • Trụ sở: Tầng 5, Toà nhà Thuỷ Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
  • Tây Nguyên: 124 Ngô Quyền, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, ĐakLak.
  • Hà Nội: Tầng 5, Số 4, Ngõ 81 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa.