Mục lục bài viết
Tạm ngừng kinh doanh
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh theo quy định pháp luật
Xuất phát từ thực tiễn trong một số trường hợp đơn vị kinh doanh vì lý do chủ quan hay khách quan mà tạm thời không có nhu cầu vận hành doanh nghiệp dẫn đến tình trạng sản xuất, kinh doanh chững lại. Đây được gọi là tạm ngừng kinh doanh và là một trong những hoạt động phải được thông báo đến cơ quan chuyên trách có thẩm quyền.
Vì hoạt động tạm ngừng kinh doanh có tính chất thời hạn nên đơn vị kinh doanh cần phải quay trở lại sản xuất hay cung ứng dịch vụ hoặc tiếp tục gia hạn thời hạn tạm ngừng. Do đó, hành vi tạm ngừng kinh doanh không làm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp hay khép lại chu trình sản xuất kinh doanh vĩnh viễn.
Ý nghĩa của tạm ngừng kinh doanh?
Tạm ngừng kinh doanh có những ý nghĩa như sau:
Thứ nhất, về mặt pháp lý, một chủ thể kinh doanh có trách nhiệm phải thông báo việc tạm ngừng đến cơ quan có thẩm quyền. Điều này góp phần hỗ trợ nhà nước quản lý xã hội nói chung và sức khỏe của nền kinh tế nói riêng.
Thứ hai, về quyền lợi của nhà sản xuất, việc tạm ngừng kinh doanh đúng luật giúp doanh nghiệp tránh những nghĩa vụ tài chính như nghĩa vụ báo cáo thuế (do không có nghiệp vụ kinh tế phát sinh) hay nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Thứ ba, về mặt kinh tế, tạm ngừng kinh tạo điều kiện thuận lợi giúp người đứng đầu không tham gia thị trường khi chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như có sự tích lũy cần thiết khi tái hòa nhập vào nền kinh tế.
Chế tài khi tạm ngừng kinh doanh không đúng luật
Căn cứ theo Nghị định 122/2021/NĐ-CP, việc tạm ngừng kinh doanh không đúng luật có thể bị xử phạt trong một số tình huống như sau:
“1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký”.
Tùy vào loại hình kinh doanh mà mức phạt có thể khác nhau theo quy định của pháp luật.
Điều kiện tạm ngừng kinh doanh
Điều kiện tạm ngừng kinh doanh do doanh nghiệp tự quyết
1. Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
2. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Các trường hợp cơ quan chuyên trách yêu cầu tạm ngừng kinh doanh
1. Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
2. Tạm ngừng theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.
Thành phần hồ sơ và thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Thành phần hồ sơ
1. Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp
2. Biên bản họp của của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh.
3. Nghị quyết hoặc quyết định kết luận từ nội dung biên bản họp.
4. Bản sao giấy tờ cá nhân người nộp hồ sơ.
5. Giấy ủy quyền.
Thủ tục
1. Trước ít nhất ba ngày làm việc trước ngày tạm ngừng, đơn vị kinh doanh phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh thông qua những hồ sơ đã nộp.
2. Sau khi nhận hồ sơ thông báo tạm ngừng, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh, giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
3. Lưu ý: Việc tạm ngừng có thể gia hạn và thời hạn tạm ngừng kinh doanh kéo dài không quá 01 năm.
>>> Dịch vụ Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Monday VietNam
Văn Phòng luật sư MDVN & ASSOCIATE
- E-mail: Vpls.MDVN@phaplycongty.com
- Hotline: 08 1900 2600
- Trụ sở: Tầng 5, Toà nhà Thuỷ Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
- Tây Nguyên: 124 Ngô Quyền, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, ĐakLak.
- Hà Nội: Tầng 5, Số 4, Ngõ 81 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa.